
1. Mô phỏng các buổi thăm khám thú y hàng ngày
Hầu hết các bé thú cưng sẽ cảm thấy khó chịu khi có người lạ chọc hoặc động vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, đặc biệt với các bé ít tiếp xúc bên ngoài. Bạn có thể giúp bé làm quen dần với quy trình khám bằng cách thực hiện một vài hành động tiếp xúc bé ở nhà. Bạn có thể bắt đầu bằng việc nhẹ nhàng chạm vào bàn chân, tai, miệng và đuôi của thú cưng - những vùng mà bác sĩ thường sẽ kiểm tra lâm sàng, và giữ khoảng vài giây. Sau vài ngày khi bé bắt đầu quen dần, bạn tăng dần thời gian tiếp xúc với bé. Sau những hành động đó, bạn có thể thưởng cho bé món ăn vặt hoặc khen ngợi để giúp bé thoải mái trong khi nâng, bóp hoặc chạm vào những vùng này.
Các chủ nuôi cũng thường chỉ lôi túi vận chuyển ra sử dụng khi đưa bé đi khám thú y, điều này vô tình khiến thú cưng nhận định rằng khi túi vận chuyển xuất hiện nghĩa là chúng sẽ đi khám, và từ đó hình thành mối liên kết tiêu cực giữa phòng khám thú y và đồ vận chuyển. Bạn có thể làm dịu cảm xúc lo lắng của bé bằng cách đặt túi vận chuyển vào khu vực sinh hoạt của bé. Bằng việc tiếp xúc thường xuyên với túi vận chuyển ở nhà, thú cưng sẽ cảm thấy an toàn hơn, đỡ lo lắng và bạn cũng dễ cho bé vào túi hơn khi cần đi viện.
2. Biến cuộc hẹn thăm khám trở thành hành trình thú vị
Các bé thú cưng thường ghét bệnh viện vì nơi đó khiến chúng nhớ đến trải nghiệm bị tiêm, bị người lạ rờ mó và thậm chí bị đau do phẫu thuật triệt sản. Các chủ nuôi cũng thường chỉ đưa mèo qua khi mèo bị bệnh hoặc phải khám sức khỏe nên hầu như đều để lại ấn tượng xấu. Để giúp các bé thoải mái hơn khi đi viện, các phụ huynh có thể cho cháu thỉnh thoảng ghé thăm phòng khám chỉ để ôm và vuốt ve một lúc, tiện kiểm tra sơ qua sức khỏe bé. Hoặc khi bé đến khám, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để bé có thể đi dạo làm quen khu vực khám một lúc trước khi bắt đầu giúp bé thoải mái hơn. Từ đó, các bé cũng sẽ bớt cảnh giác, hợp tác hơn khi qua bệnh viện.
Một số bé thú cưng sẽ chỉ được lên ô tô để đưa đến bác sĩ và việc này cũng khiến các bé lo lắng khi được đưa lên ô tô. Bạn có thể giúp bé đỡ sợ hơn bằng việc đưa bé đi các nơi khác bằng ô tô, để bé làm quen dần và không sợ rằng sẽ phải đến viện. Những nơi mà bạn có thể đưa bé đến giúp bé hào hứng hơn bao gồm cửa hàng đồ cho thú cưng, công viên cho thú cưng, hoặc chỉ đơn giản cho bé ăn nhẹ trong suốt hành trình.
3. Chuẩn bị những món đồ giúp làm giảm căng thẳng
Ngoài những tip trên, bạn có thể tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm giúp giảm căng thẳng để giúp cuộc hẹn với bác sĩ thú y diễn ra thuận lợi hơn. Trước khi cho bé vào túi vận chuyển, bạn có thể xịt pheromone giúp làm giảm stress vào bên trong túi vận chuyển. Pheromone này mô phỏng mùi an toàn của mẹ khi con mới sinh ra và mang lại sự thoải mái cho thú cưng. Bạn cũng có thể xịt pheromone lên một chiếc khăn, sau đó phủ nó lên túi để bao quanh thú cưng của bạn với mùi đặc trưng. Hoặc bạn cũng có thể đeo cho bé vòng cổ giúp giảm stress để bé đỡ sợ hơn trong suốt quá trình di chuyển và thăm khám.
Đồ ăn vặt cũng giúp các bé thú cưng phân tâm trong quá trình bác sĩ khám và từ đó các bé đỡ sợ hơn. Bạn có thể thưởng cho bé 1 thanh súp thưởng hoặc viên ăn vặt khi bé đã đến phòng khám để bé tập trung vào món ăn ưa thích. Đối với mèo, bạn thử cho bé một ít catnip hoặc đem theo đồ chơi có catnip cho bé nếu bé có phản ứng. Đối với cún, những đồ chơi nhai bên trong kèm hạt hoặc viên thịt sẽ giúp chuyển hướng chú ý của các bé tốt hơn và lâu hơn.
Đối với những chủ nuôi có bé thú cưng nhát, cuộc hẹn với bác sĩ thú y sẽ khó có thể hoàn toàn suôn sẻ. Tuy nhiên, nếu bạn kiên nhẫn, luyện tập cùng bé và chuẩn bị tốt trước khi thăm khám, thú cưng của bạn sẽ biểu hiện bình tĩnh hơn và giảm bớt căng thẳng khi gặp bác sĩ thú y. Và đừng quên Cat City là bệnh viện thân thiện với thú cưng và là một nơi đáng để bạn và các bé cân nhắc trải nghiệm đó ạ. Chúng mình muốn tạo ra một môi trường bệnh viện với chuyên môn tốt, bác sĩ thân thiện, cơ sở vật chất đầy đủ chuyên nghiệp và luôn tìm hiểu chia sẻ kiến thức tới cho chủ nuôi. Vậy nên hãy lưu địa chỉ và gọi cho chúng mình khi thú cưng của bạn cần tới bác sĩ nhé.